Chào mừng bạn đến với Cổng Thông tin điện tử Thị xã Tân Châu - Tỉnh An Giang

Nét hương quê lụa

TÂN CHÂU ĐẶC TRƯNG NHỮNG LÀNG NGHỀ

Ngày đăng : 19/03/2021
Tác giả : Khương Duy
Xem với cở chữ : T T T
Thị xã Tân Châu (tỉnh An Giang) hình thành từ năm 1757, ngày nay là đô thị trẻ sát biên giới Tây Nam với nhiều tiềm năng phát triển. Trải qua hơn 260 năm, vùng đất Tân Châu có nhiều giá trị văn hóa độc đáo, không chỉ là những di tích, lễ hội, nghệ thuật… mà còn có những phương thức mưu sinh sáng tạo để ngày nay trở thành những làng nghề truyền thống vang danh khắp gần xa.

     Kỳ 1: Chiếu UZU độc đáo từ đôi bàn tay

Thị xã Tân Châu xinh đẹp từ lâu đã trở thành một điểm du lịch thu hút lượng lớn du khách trong nước cũng như quốc tế bởi vẻ yên bình đậm nét làng quê, cùng những sản phẩm thủ công truyền thống vang bóng một thời. Nghề dệt chiếu ở Tân Châu mới chỉ được hình thành khoảng hơn chục năm trở lại đây, nhưng chất lượng sản phẩm cùng giá thành hợp lý đã khiến nơi đây nổi tiếng với những manh chiếu trắng nức tiếng gần xa.       

                  

     Chiếu Tân Châu có các mặt hàng từ bình dân cho đến cao cấp, chủ yếu được dệt từ sợi lát hoặc sợi UZU. Sản phẩm chiếu ở đây thường được chia làm hai loại: Chiếu hàng và chiếu đặt. Chiếu hàng thường được bày bán ở chợ, hay được chở đi bán dạo, có màu trắng, chất lượng không cao, mẫu mã cố định không phong phú, hình thức đơn giản. Chiếu đặt là chiếu được người mua đặt trực tiếp với chủ cơ sở dệt, có in hoa văn và màu sắc đẹp hơn, hình thức được làm theo yêu cầu của người đặt nên đa dạng hơn. Ngoài ra hiện nay, sản phẩm chiếu Tân Châu còn được đem đi xuất khẩu với chất lượng cao cấp, mẫu mã hoa văn đẹp mắt phục vụ cho khách quốc tế cũng như kiều bào ở xa.

                  

     Chiếu Tân Châu đã trở thành một cái thương hiệu nổi bật trong giới làm chiếu cả nước. Bởi Chiếu Tân Châu có những đặc trưng riêng biệt, độc đáo, mà người khi nhìn vào chiếu biết ngay xuất sứ từ quê hương Tân Châu. Anh Lê Văn Thọ, Chủ cơ sở dệt chiếu Tài Thọ, chia sẻ:  Năm 2021, anh bắt đầu dệt chiếu Tân Châu và nhận  được huy chương vàng tại Hội chợ triển lãm do tỉnh tổ chức. Chiếu Tân Châu đặc trưng là có lát 3 màu xanh, đỏ và trắng. Bên cạnh chiếu tấm lớn thì chiếu Tân Châu còn có loại xếp 3 rất tiện dụng. Hoa văn của chiếu Tân châu thường là nhiều hoa, karo  hoặc xen kẻ xanh đỏ.

     Tuy nhiên để tìm ra hướng đi đúng không phải là điều dễ dàng. Những người làm chiếu ở Tân Châu luôn trăn trở với nghề và đau đáo trong lòng câu hỏi: “Làm thế nào để phát triển nghề dệt chiếu Tân Châu”. Anh Lê Văn Thọ, cho biết, anh đã tìm tòi, nghiên cứu thị hiếu khách hàng, nhu cầu thị trường để tạo nên sự khác biệt trong sản phẩm. Từng bước cải tiến máy móc, tìm hiểu kỹ thuật dệt ra nhiều bông cho chiếu. Bước đầu bản thân anh và những người thợ lành nghề cũng gặp nhiều lúng túng. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, từ đó những chiếc chiếu độc đáo dần ra đời và khẳng định được vị trí của mình. Những người làm chiếu tâm huyết cộng với đôi bàn tay khéo léo đã cho ra thương hiệu chiếu Tân Châu.  “Hiện giờ nghề dệt chiếu gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng vì đam mê với nghề nên phải cố gắng xoay sở giữ lửa”. Anh Thọ, cho biết.

                  

     Chiếu là thứ quen thuộc trong sinh hoạt hàng ngày của người dân Việt Nam, tuy nhìn đơn giản nhưng những người thợ ở đây phải trải qua khá nhiều công đoạn phức tạp mới làm thành phẩm một chiếc chiếu chất lượng. Chiếu Tân Châu không chỉ  được biết đến với đặc trưng chiếu xếp 3 với  màu đỏ, xanh và lát trắng. Chiếu Tân Châu thực sự nổi tiếng và thu hút được sự quan tâm không chỉ trong nước mà còn vươn ra nước ngoài là chiếu UZU. Cây lát thường được người dân tìm ở các vùng nước lợ như Vũng Liêm (Vĩnh Long), Lấp Vò (Đồng Tháp) Bến Lức (Long An)… Còn cây Uzu thì ở các vùng đất trũng trên biên giới Việt Nam – Campuchia. Sau đó đem sợi lát hoặc sợi UZU nhuộm rồi ngâm nước cho dẻo, đem dệt và thêu trang trí, hoàn thiện rồi cho ra thành phẩm. Chiếu sợi lát chất lượng trung bình nhưng giá thành khá rẻ, trong khi đó chiếu sợi uzu dai và rất bền, giá thành cao, rất được người tiêu dùng yêu thích. Chú Lê Văn Tho, Chủ cơ sở dệt chiếu Tân Châu Long – phường Long Châu, cho biết: “Sở dĩ sử dụng lát UZU vì lát dày, bóng, bền hơn rất nhiều so với lát Việt”. 

                  

     Những chiếc chiếu dệt bằng lát thường mang đặc trưng chiếu Tân Châu hay chiếu dệt từ Lát UZU đều xuất phát từ những đầu óc sáng tạo và đôi bàn tay cần cù của người dân Tân Châu. Hầu hết các công đoạn sản xuất ra chiếc chiếu như: Phân loại, sơ chế, nhuộm mầu, xông khói, vệ sinh, may bìa và đóng gói sản phẩm… đều trực tiếp đôi bàn tay người làm. Mỗi ngày một cơ sở xuất ra khoảng 200 chiếc chiếu, đem lại việc làm và thu nhập ổn định cho các lao động tại địa phương. Thậm chí những người lớn tuổi cũng có thể đến làm cững công việc nhẹ nhàn để kiếm thêm thu nhập.

                  

     Có thể thấy rằng, những người làm chiếu ở Tân Châu vẫn miệt mài xây dựng thương hiệu chiếu Tân Châu. Để khi nhắc đến Chiếu Tân Châu người ta sẽ nghĩ ngay đến loại chiếu xếp 3 đặc trưng hay những chiếu UZU trắng bóng. Dù không nằm tại vùng nguyên liệu của lát Uzu hay lát Việt, nhưng bằng sự sáng tạo và khéo léo, những người thợ ở đây đã làm cho nghề dệt chiếu truyền thống vốn đã bị lãng quên nhiều năm dần phục hồi trở lại. Sự phục hồi lần này không những giúp giải quyết công ăn việc làm ổn định cho hàng chục lao động nông thôn. Người dân Tân Châu vốn nổi tiếng với trồng dâu nuôi tầm, nay lại có thêm sản phẩm đặc trưng là chiếu Tân Châu, chiếu UZU. Để những ai dừng chân ở vùng đất xinh đẹp này sẽ  đến xem người Tân Châu dệt chiếu, mua những sản phẩm xinh xắn từ chiếu để làm quà cho bạn bè và người thân. Hy vọng rằng cơ sở sẽ ngày càng phát triển lớn hơn nữa, thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan và quảng bá tốt hơn hình ảnh, vùng đất, con người Tân Châu.

     Kỳ 2: Nặng tình với chiếc chiếu hoa

Thống kê truy cập
  • Tổng lượt Truy cập:
  • Hôm nay:
  • Đang truy cập:
  • Giờ trái đất 2021 -
  • TỔNG ĐIỀU TRA KT-XH NĂM 2021 -
  • UBND Tân Châu -
  • Dân cư Chăm -
  • Chợ Tân Châu -
  • Bờ kè Tân Châu -
  • An Giang -

Copyright © 2019 tanchau.gov.vn. All Rights Reserved .