Chào mừng bạn đến với Cổng Thông tin điện tử Thị xã Tân Châu - Tỉnh An Giang

Nông nghiệp

Tân Châu: Thực hiện Đề án Tái Cơ cấu lại ngành nông nghiệp năm 2024 - 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn

Ngày đăng : 28/05/2024
Tác giả : Huyền Thoại
Xem với cở chữ : T T T
UBND thị xã vừa ban hành Kế hoạch số 849 về việc thực hiện Đề án tái Cơ cấu lại ngành nông nghiệp năm 2024 - 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn thị xã Tân Châu.

                   

   Tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm tạo động lực để nâng cao chất lượng hiệu quả trong sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm nông, thủy sản hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng đảm bảo an toàn thực phẩm theo yêu cầu của thị trường tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững cải thiện nhanh hơn đời sống của nhau nông dân góp phần tăng thu nhập giảm nghèo bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo đó, các mục tiêu, chỉ tiêu giai đoạn 2024-2025 là tiếp tục duy trì tăng trưởng bình quân nông nghiệp ổn định trong giai đoạn 2024- 2025 đạt 3,5 - 3,8%/năm thông qua nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm.  Thu nhập bình quân đầu người của nông dân đến năm 2025 tăng 25% so với năm 2023 (trung bình 5%/năm). Cụ thể năm 2023 thu nhập người dân nông thôn là 64,803 triệu đồng/người, đến năm 2025 là 71,445 triệu đồng/người/năm.  Phát triển vùng sản xuất chuyên canh, tập trung đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Phấn đấu đến năm 2025, vùng sản xuất chuyên canh cây ăn trái đạt 650 ha; vùng sản xuất lúa tập trung chất lượng cao đạt khoảng 9.000 ha; diện tích chuyên canh nuôi cá tra giống và thịt đạt khoảng 350 hecta. Đến năm 2025, nông nghiệp cơ bản phát triển theo hướng hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật (GAP, hữu cơ,…) và tiêu chuẩn thị trường quốc tế đối với các mặt hàng chủ lực của thị xã. Cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc đảm bảo tính trách nhiệm minh bạch và chất lượng sản phẩm. Tỷ lệ sản lượng sản phẩm trồng trọt, thủy sản nuôi trồng được cấp chứng nhận sản xuất bền vững phấn đấu trên 20%.  Tỷ lệ cơ sở sản xuất chăn nuôi trên địa bàn xử lý chất thải bằng Biogas hoặc các giải pháp công nghệ xử lý, sử dụng hiệu quả, đạt trên 50%.  Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản được tưới tiêu hiện đại, thân thiện môi trường đạt trên 30%.  Bước đầu triển khai thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp (xây dựng thí điểm 1 - 2 mô hình chuyển đổi số) như: Xây dựng hệ thống dữ liệu phục vụ cấp và quản lý mã số vùng trồng; xây dựng cơ sở dữ liệu về thức ăn chăn nuôi và cơ sở chăn nuôi; xây dựng cơ sở dữ liệu chế biến, kinh doanh, quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu hợp tác xã nông nghiệp, cơ sở ngành nghề nông thôn; xây dựng bản đồ số về hợp tác xã nông nghiệp, vùng trồng tập trung các sản phẩm chủ lực (cây ăn trái, nuôi thủy sản...).

                   

   Định hướng mục tiêu đến năm 2030 tiếp tục duy trì tăng trưởng nông nghiệp ổn định, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại và bền vững. Duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân từ 3%/năm. Giá trị sản xuất đất nông nghiệp bình quân trên 250 triệu đồng/hecta/năm.  Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp duy trì tỷ lệ phù hợp, tăng tỷ trọng của các ngành hàng và sản phẩm có lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh biến đổi khí hậu và hội nhập kinh tế quốc tế. Diện tích sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh, sạch, theo tiêu chuẩn (đặc biệt là tiêu chuẩn hữu cơ), có mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc đảm bảo tính trách nhiệm minh bạch và chất lượng sản phẩm, liên kết chặt chẽ với thị trường tiêu thụ chiếm tỷ trọng lớn. Đến năm 2030 có khoảng 1.000 ha lúa được sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng và kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.  Chuyển đổi số được áp dụng rộng rãi trong nông nghiệp, tăng nhanh tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo hướng công nghệ cao.

   Trong đó, nhiệm vụ thực hiện tái cơ cấu gắn với các vùng sản xuất tập trung đối với vùng nông nghiệp công nghệ cao kết hợp với phát triển du lịch (xã Long An);  Khu du lịch sinh thái nông nghiệp (phường Long Châu); Vùng chuyên canh hoa màu ứng dụng công nghệ cao (xã Tân Thạnh); Vùng nuôi trồng thuỷ sản (ấp 2,3,4 xã Vĩnh Xương); Vùng nuôi thuỷ sản ứng dụng công nghệ cao tại cồn Vĩnh Hoà;  Xây dựng vùng trồng theo tiêu chuẩn xuất khẩu cho diện tích lúa chất lượng cao (có đăng ký mã số vùng trồng) tại các xã, phường; Phát triển ngành hoa, cây cảnh dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương, gắn với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu cây trồng hiệu quả (xã Phú Vĩnh).

   Kế hoạch triển khai cần có sự phối hợp đồng bộ, thông suốt giữa các đơn vị, các Phòng, Trạm trong toàn ngành nông nghiệp phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương và cả hệ thống chính trị cùng tham gia. Qua đó, thực hiện vai trò của nhà nước là tạo điều kiện tối đa và thuận lợi nhất cho các thành phần kinh tế và người dân tham gia phát triển các ngành hàng, lĩnh vực thuộc Đề án, thúc đẩy phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ và hoạt động kinh doanh kinh tế nông nghiệp, nông thôn thông qua sự hỗ trợ bằng các cơ chế, chính sách theo quy định. Kế hoạch phải đảm bảo bám sát với lộ trình, mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện Đề án, có trọng tâm, ưu tiên thực hiện các giải pháp có tính chất thúc đẩy các ngành hàng phát triển. Các giải pháp, hoạt động của Kế hoạch đảm bảo sự đồng bộ với các chương trình, đề án, dự án, quy hoạch, kế hoạch phát triển chung của ngành, tỉnh và của Trung ương.

 

 

 

 

 

Tin, ảnh Huyền Thoại

Thống kê truy cập
  • Tổng lượt Truy cập:
  • Hôm nay:
  • Đang truy cập:
  • Giờ trái đất 2021 -
  • TỔNG ĐIỀU TRA KT-XH NĂM 2021 -
  • UBND Tân Châu -
  • Dân cư Chăm -
  • Chợ Tân Châu -
  • Bờ kè Tân Châu -
  • An Giang -

Copyright © 2019 tanchau.gov.vn. All Rights Reserved .